(Baothanhhoa.vn) - Chị Hà Thị Huệ, làng Trô, xã Giao An (Lang Chánh), cho biết: Trước mỗi mùa mưa, lũ gia đình tôi luôn chủ động gia cố nhà, dự trữ lương thực, thực phẩm. Nhưng do sống ở vùng miền núi, dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt  mỗi mùa mưa bão nên không tránh khỏi những tổn thất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai

Bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai

Các hộ dân bị ảnh hưởng lũ lụt huyện Yên Định được nhận hàng cứu trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm.

Chị Hà Thị Huệ, làng Trô, xã Giao An (Lang Chánh), cho biết: Trước mỗi mùa mưa, lũ gia đình tôi luôn chủ động gia cố nhà, dự trữ lương thực, thực phẩm. Nhưng do sống ở vùng miền núi, dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt mỗi mùa mưa bão nên không tránh khỏi những tổn thất.

Tôi cũng như nhiều chị em phụ nữ trong thôn đảm nhiệm chính vai trò tổ chức, sắp xếp bữa ăn cho gia đình, nhưng cũng phải tích cực tham gia vận chuyển đồ dùng, vật dụng cần thiết của gia đình và giúp những hộ gia đình thiếu nhân lực, đồng thời chăm sóc người già, trẻ nhỏ ở nơi tập kết tránh trú bão an toàn.

Chị Lê Thị Đức, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) chia sẻ: Xã được hỗ trợ 200 triệu đồng làm nhà tránh trú bão, 21 tấn gạo, 19 tấn phân đạm, 500 thùng đựng nước cho hộ nghèo và thực hiện dự án trồng rừng ngập mặn... Trong những buổi sinh hoạt hằng tháng, hằng quý ở các chi hội, những nội dung về phòng, chống rủi ro thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) luôn được các chị em chia sẻ với nhau.

Phòng, chống thiên tai, BĐKH là trách nhiệm tự thân và cũng là sự thay đổi bắt buộc để thích ứng với BĐKH. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, bởi các chị là người chuẩn bị cho cả gia đình ứng phó với thiên tai và cũng là những người đầu tiên đưa cuộc sống của cộng đồng trở lại ổn định sau khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, do các yếu tố về giới tính và văn hóa - xã hội, nam giới và phụ nữ trải nghiệm sự BĐKH khác nhau, ví dụ: Do sức khỏe, thể lực và kỹ năng sống của phụ nữ và trẻ em không được như nam giới nên bị ảnh hưởng do thiên tai nhiều hơn; phụ nữ còn bị hạn chế về các vị trí lãnh đạo, không được tiếp cận với sự hỗ trợ bên ngoài, thông tin và kỹ năng ứng phó với thiên tai; quan niệm xã hội về công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai vẫn được coi là việc của nam giới, phụ nữ ít được tham gia các hoạt động diễn tập ứng phó với thiên tai, ít được tham gia các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về công tác phòng, chống thiên tai... Vì vậy dẫn đến hạn chế sự tham gia tích cực của phụ nữ vào việc lập kế hoạch và ra quyết định. Do đó, phụ nữ cần được đánh giá đầy đủ hơn những đóng góp của họ trong gia đình, cộng đồng cũng như các chính sách liên quan về vấn đề bình đẳng giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH, để họ được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai, cùng nam giới đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Thanh Hóa là một trong 7 tỉnh ven biển thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ. Dự án đã lập hồ sơ và khởi công xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt cho các hộ dân, thuộc 4 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và triển khai trồng hàng trăm ha rừng ngập mặn bổ sung, rừng ngập mặn trồng mới, đồng thời bồi dưỡng kiến thức về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ và hội viên các tổ chức đoàn thể ở cơ sở... để các đối tượng tham gia tập huấn có kỹ năng bảo vệ cuộc sống và tài sản của gia đình và cộng đồng dân cư. Dự án đã mang lại lợi ích cho các hộ gia đình “cận nghèo” và “nghèo”, trong đó ưu tiên các hộ gia đình dân tộc thiểu số và gia đình khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, các hộ gia đình ở các vùng dễ bị tổn thương do BĐKH, góp phần tăng quyền bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai. Vừa qua Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức tọa đàm về “Bình đẳng giới, lồng ghép trong ứng phó với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai”. Hội thảo đã góp phần nâng cao nhận thức về giới trong BĐKH, đồng thời lấy ý kiến để tham mưu cho các bộ, ngành liên quan, quan tâm nhiều hơn đến vai trò của phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ trong các hoạt động ứng phó với BĐKH.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]