(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, 100% các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, 100% UBND cấp xã đã thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; ký số cơ quan và ký số cá nhân trên văn bản phát hành. Theo đó, chỉ số gửi nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng toàn tỉnh ngày càng tăng (đến tháng 5-2020, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của tỉnh đạt 96,7%, của toàn quốc đạt 86,5%).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước

Bài 3: Hiện đại hóa, tạo đột phá trong cải cách hành chính

Hiện nay, 100% các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, 100% UBND cấp xã đã thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; ký số cơ quan và ký số cá nhân trên văn bản phát hành. Theo đó, chỉ số gửi nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng toàn tỉnh ngày càng tăng (đến tháng 5-2020, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của tỉnh đạt 96,7%, của toàn quốc đạt 86,5%).

Bài 3: Hiện đại hóa, tạo đột phá trong cải cách hành chínhNgười dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội TP Thanh Hóa. Ảnh: Tố Phương

Tin liên quan:
  • Bài 3: Hiện đại hóa, tạo đột phá trong cải cách hành chính
    Bài 2: Tăng cường kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế

    Để bảo đảm quyền lợi của tổ chức, công dân trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), các ban, sở, ngành, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm và những tồn tại, hạn chế trong cải cách hành chính (CCHC). Qua đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị đưa ra giải pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Hiện đại hóa là khâu đột phá trong cải cách hành chính (CCHC), xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Với quyết tâm cao, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tạo dấu ấn nổi bật, đưa CCHC trở thành “đòn bẩy” để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2019, Thanh Hóa có chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin xếp thứ 8 toàn quốc (tăng 1 bậc so với năm 2018). Đạt được kết quả này, việc hiện đại hóa nền hành chính, phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng được đầu tư hiện đại. Đến nay, Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối, liên thông LGSP của tỉnh với trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc gửi, nhận văn bản liên thông 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã. Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống “một cửa điện tử” tại tất cả UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã được đưa vào sử dụng. Thanh Hóa cũng là 1 trong những địa phương đầu tiên kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tỉnh cũng đã đầu tư máy chủ, trang thiết bị mạng để nâng cấp, mở rộng trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh, đảm bảo hạ tầng triển khai chính quyền điện tử. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã được đầu tư tại 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi tích cực trong cách thức làm việc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được kết nối đến các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện để bảo đảm vận hành an toàn, đồng bộ.

Ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được sử dụng tại 100% các cơ quan hành chính và hơn 150 đơn vị sự nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh đã cấp hơn 1.100 chứng thư số cá nhân để thực hiện ký số văn bản điện tử; triển khai cấp thiết bị ký số dạng SIM PKI (ký số trên thiết bị di động) cho lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện để thực hiện ký số trên thiết bị di động. Trên 98% cán bộ, công chức đã được cấp hộp thư điện tử công vụ, thường xuyên sử dụng phục vụ công việc. Hệ thống phòng họp trực tuyến tại 215 điểm cầu (83 điểm cầu của khối các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện; 132 điểm cầu của UBND cấp xã); hệ thống đăng nhập tập trung của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) được đưa vào sử dụng, đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. Tỉnh cũng đã đưa vào vận hành hệ thống phản hồi Thanh Hóa (https://phanhoi.thanhhoa.gov.vn/) để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân khá hiệu quả. Thời gian qua, tỉnh đã chủ động đưa nhiều giải pháp, ứng dụng mới có hiệu quả thiết thực, kịp thời trong phòng chống dịch COVID-19 như các giải pháp “phòng họp không giấy” và kết nối trực tuyến; ứng dụng trên smartphone và trang điều hành của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh, các ứng dụng dạy học trực tuyến...

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Viễn thông Thanh Hóa (VNPT Thanh Hóa), một trong những doanh nghiệp tham gia chủ lực trong quá trình triển khai số hóa trên địa bàn tỉnh, cho biết: “Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và công nghệ thông tin giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử trên quy mô toàn tỉnh. VNPT cũng đã ký thỏa thuận hợp tác và triển khai các giải pháp cho các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố như hệ thống phần mềm đánh giá chỉ số CCHC; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Cổng dịch vụ công tỉnh; hệ thống truyền hình hội nghị liên thông từ cấp Trung ương, cấp tỉnh đến cấp xã; hệ thống “phòng họp không giấy”, dịch vụ ký số trên thiết bị di động thông minh...”.

TP Thanh Hóa là địa phương đi đầu trong hiện đại hóa CCHC. Đầu năm 2019, UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp với VNPT Thanh Hóa triển khai và đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử và phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử. Trong đó, phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử là công cụ để tin học hóa các quy trình nội bộ đối với việc tiếp nhận, thụ lý, xử lý, phê duyệt và trả kết quả hồ sơ hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đồng thời sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4. Đặc biệt, TP Thanh Hóa là một trong ít đơn vị đã tổ chức hội nghị theo mô hình “phòng họp không giấy”. Đây là mô hình chuyên nghiệp, bài bản, toàn bộ quy trình được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử, không sử dụng văn bản giấy, nguồn tài liệu mở và luôn sẵn sàng tra cứu trên hệ thống, người chủ trì và các đại biểu có tài liệu tức thời, rút ngắn thời gian xử lý công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn tài liệu, đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc họp, tăng cường tương tác giữa các thành viên dự họp, nâng cao hiệu quả làm việc.

Ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, cho biết: “Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để CCHC, xây dựng chính quyền điện tử đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện; rút ngắn thời gian xử lý công việc. Huyện đã tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong việc vận hành, sử dụng phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc, hệ thống thông tin “một cửa điện tử”. Mới đầu việc thực hiện ở cấp xã còn hạn chế, nhất là những đồng chí cao tuổi, tuy nhiên với việc triển khai, yêu cầu thực hiện quyết liệt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện được tương đối tốt”.

Theo ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở các cơ quan, đơn vị của tỉnh cơ bản được đầu tư đầy đủ, đáp ứng việc gửi và nhận văn bản trên môi trường mạng liên thông 4 cấp. Để các cơ quan, đơn vị sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tập huấn qua các ứng dụng mạng, zalo... và các hội nghị tập huấn ở các địa phương. Sở cũng đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng các phần mềm dùng chung của các đơn vị. Qua công tác kiểm tra đã có văn bản chấn chỉnh, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chưa quan tâm sử dụng, sử dụng không hiệu quả và chưa đúng quy trình.

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18-5-2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, hiện nay, 100% các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, 100% UBND cấp xã đã thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; ký số cơ quan và ký số cá nhân trên văn bản phát hành. Theo đó, chỉ số gửi nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng toàn tỉnh ngày càng tăng (đến tháng 5-2020, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của tỉnh đạt 96,7%, của toàn quốc đạt 86,5%). Ước tiết kiệm được 28 tỷ đồng/năm cho việc chi phí thời gian in, gửi phát hành văn bản của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, rút ngắn thời gian gửi văn bản từ tỉnh đến huyện, đến cấp xã. Anh Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa), cho biết: “Việc điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, tạo lập văn bản điện tử và ký số được xã Hoằng Đạt thực hiện từ ngày 1-9-2020. Việc làm này có rất nhiều tiện ích. Đầu tiên là giảm được việc sử dụng văn bản giấy, tiết kiệm chi phí giấy tờ và in ấn. Trong xử lý công việc, nếu lãnh đạo phải đi công tác xa, đi dự hội nghị, chỉ cần có máy tính xách tay hoặc Ipad vẫn ký được các văn bản để cán bộ, công chức ở nhà thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm công việc diễn ra thông suốt, không gián đoạn. Điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử rất công khai, minh bạch nên cán bộ, công chức phải thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, đúng thời gian và kế hoạch. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”.

Theo Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa phấn đấu phát triển kinh tế số đến hết năm 2022 chiếm 15% GRDP; đến hết năm 2025 chiếm 20% GRDP. Đến năm 2030, phát triển chính quyền số đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên... Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4216 thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh nhằm tạo bước đột phá để bắt kịp xu hướng phát triển chung nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh CCHC; đồng thời cung cấp các dịch vụ chất lượng cao phục vụ nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh.

Việc chú trọng xây dựng chính quyền điện tử trên cơ sở CCHC, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm đang là hướng đi đúng để xây dựng môi trường giao tiếp giữa chính quyền với Nhân dân một cách văn minh, hiện đại, tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính Nhà nước, góp phần xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Việt Linh - Tố Phương

Bài cuối: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính - nhiều kết quả nổi bật.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]