(Baothanhhoa.vn) - Khu vực sơ chế sứa chưa có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm theo quy định được thải ra biển qua hệ thống ống nhựa; khối lượng nước thải ra hàng ngày khoảng 5 – 10 m3/cơ sở… Phản ánh của Báo Thanh Hóa nêu lượng nước khi sơ chế thải ra môi trường chưa được xử lý là đúng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa

Khu vực sơ chế sứa chưa có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm theo quy định được thải ra biển qua hệ thống ống nhựa; khối lượng nước thải ra hàng ngày khoảng 5 – 10 m3/cơ sở… Phản ánh của Báo Thanh Hóa nêu lượng nước khi sơ chế thải ra môi trường chưa được xử lý là đúng.

Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa

Văn bản báo cáo kết quả xác minh của UBND huyện Hoằng Hóa.

Trong các ngày 9 và 12 – 4, trên các ấn phẩm Báo Thanh Hóa thường kỳ và điện tử, lần lượt có các bài phản ánh và phóng sự ảnh về tình trạng xả nước thải trực tiếp ra biển của các cơ sở chế biến sứa ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) gây ô nhiễm môi trường. Sau khi báo đăng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản, yêu cầu UBND huyện Hoằng Hóa xác minh, làm rõ.

UBND huyện Hoằng Hóa đã cử các bộ phận chuyên môn, phối hợp với UBND xã Hoằng Trường, tiến hành kiểm tra trên thực tế. Đồng thời, có văn bản số 596/UBND-TNMT về việc “báo cáo kết quả xác minh phản ánh ô nhiễm môi trường tại xã Hoằng Trường theo nội dung đăng tải của Báo Thanh Hóa”.

Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa

Nước thải từ cơ sở chế biến sứa tại thôn Linh Trường, xã Hoằng Trường xả thải trực tiếp ra biển (ảnh chụp trước thời điểm được kiểm tra, xác minh).

Văn bản trả lời đã khẳng định: “Kiểm tra tại các cơ sở đang hoạt động cho thấy, sứa sau khi được thu mua đưa về các cơ sở để chế biến. Tại đây, sứa được sơ chế (loại bỏ phần mai, xúc tu, đất cát). Khu vực sơ chế sứa chưa có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm theo quy định được thải ra biển qua hệ thống ống nhựa có đường kính khoảng 90 – 100 mm. Khối lượng nước thải ra hàng ngày khoảng 5 – 10 m3/cơ sở. Sau khi sơ chế xong, sứa được ngâm trong dung dịch nước muối 25 – 27%, khi đã đủ thời gian, sứa được đóng bao… Như vậy, phản ánh của Báo nêu lượng nước khi sơ chế thải ra môi trường chưa được xử lý là đúng…”.

Văn bản của UBND huyện Hoằng Hóa cũng nêu rõ: “…Để bảo đảm vệ sinh môi trường, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Hoằng Trường yêu cầu, hướng dẫn các hộ có hoạt động chế biến sứa nói riêng cũng như hoạt động chế biển thủy hải sản trên địa bàn xã thực hiện việc xử lý môi trường theo đúng nội dung hướng dẫn tại Công văn số 867/UBND-TNMT ngày 23 – 8 – 2016 của UBND huyện Hoằng Hóa…”.

PV

Tin liên quan:
  • Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa
    Các cơ sở chế biến sứa xã Hoằng Trường xả thải trực tiếp ra biển

    Xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) hiện có hàng chục cơ sở chế biến hải sản lớn nhỏ, trong đó hơn 10 cơ sở chế biến sứa quy mô khá lớn. Từ nhiều năm nay, các cơ sở chế biến sứa đều xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm.

  • Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa
    Hàng chục cơ sở chế biến sứa xả thải trực tiếp ra môi trường

    Hoằng Trường gần như là xã thuần ngư với đội tàu thuyền khai thác hải sản lớn nhất huyện Hoằng Hóa. Địa phương ven biển này có hàng chục cơ sở chế biến sứa, tuy nhiên đa phần các cơ sở đều xả trực tiếp nước thải ra môi trường.

  • Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa
    Xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa: Xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ chế biến hải sản

    Theo phản ánh của người dân thôn Linh Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Tại xã này đang có tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của một số cơ sở chế biến hải sản. Điều đáng nói, là các cơ sở chế biến hải sản đã hoạt động nhiều năm nay, vào mùa nắng, mùi hôi từ nước xả thải đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây.

  • Xác minh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến sứa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa
    Cần nhiều giải pháp để hạn chế rác thải biển

    Đi dọc các xã ven biển thuộc huyện Hậu Lộc, tình trạng rác thải sinh hoạt đổ ra biển ngày càng nhiều. Nguồn rác thải không chỉ của người dân nơi đây mà còn từ thượng nguồn theo các con sông đổ ra biển. Đặc biệt, là rác thải nhựa, túi nilon gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]