(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh sự ra đời của sản phẩm công nghiệp mới, 6 tháng đầu năm, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Xi măng, phân bón, tinh bột sắn,... cũng đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày có đơn hàng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ, nhiều DN đã ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí đến hết năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực hoàn thành cao nhất mục tiêu sản xuất công nghiệp

Bên cạnh sự ra đời của sản phẩm công nghiệp mới, 6 tháng đầu năm, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Xi măng, phân bón, tinh bột sắn,... cũng đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày có đơn hàng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ, nhiều DN đã ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí đến hết năm 2018.

Công nhân Công ty CP Phân bón Thiên Nông (Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga) bốc xếp sản phẩm.

6 tháng đầu năm 2018, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có những tín hiệu tốt do sự tham gia của các sản phẩm công nghiệp mới. Theo thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 37.791 tỷ đồng, tăng 14,5% cùng kỳ. Cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, tình hình xuất khẩu hàng hóa trong tỉnh cũng tăng trưởng khá. Nhiều DN đã ký kết, mở rộng thị trường với các đơn hàng lớn cho cả năm 2018. Đây là những tín hiệu tích cực, tạo đà cho một năm khởi sắc trong hoạt động của ngành công thương.

Trong 6 tháng đầu năm, các DN đã huy động vốn đầu tư, tập trung thi công, hoàn thiện một số dự án quan trọng, như: Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy sản xuất dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu ăn; các Dự án Thủy điện Xuân Minh, Thủy điện Hồi Xuân, Thủy điện Cẩm Thủy 1, Thủy điện Thành Sơn, Nhà máy Sản xuất bao bì Đại Dương, Nhà máy May Việt Paciffic 2... Tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất công nghiệp đạt 16.000 tỷ đồng.

Ngày 1-5, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã xuất xưởng thành công sản phẩm xăng RON A92, đến ngày 8-5, lô sản phẩm lọc dầu thứ hai với 7.000 m3 xăng RON 95 nối tiếp đưa ra thị trường tiêu thụ... Sự kiện ra mắt của các sản phẩm lọc hóa dầu là kết quả nổi bật, mở ra cơ hội tăng trưởng cao cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩm của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước, góp phần quan trọng đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26-6, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam cũng đã chính thức đi vào vận hành và xuất những lô sản phẩm dầu ăn đầu tiên. 3 dòng sản phẩm đầu tiên được sản xuất và ra mắt thị trường Việt Nam là dầu đậu nành Tiara, dầu thực vật Tiara và dầu thực vật Livvy. Các sản phẩm này được bổ sung thành phần MCT lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Bên cạnh sự ra đời của sản phẩm công nghiệp mới, 6 tháng đầu năm, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh, như: Xi măng, phân bón, tinh bột sắn,... cũng đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các DN dệt may, da giày có đơn hàng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ, nhiều DN đã ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí đến hết năm 2018.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn đối diện với nhiều thách thức. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm hiện mới đạt 41,2% kế hoạch. Trong khi đó, hiện các DN công nghiệp truyền thống đã khai thác hết công suất. Bên cạnh các dự án công nghệ hiện đại mới được đầu tư, các DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết đang sử dụng công nghệ sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, chi phí sản xuất lớn, nên giá thành khó cạnh tranh được với các sản phẩm trong và ngoài nước. Do đó, một số sản phẩm còn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, như: Xi măng, ô tô tải, bia, phân bón các loại... Tiến độ thực hiện một số dự án sản xuất công nghiệp chủ lực chậm nên một số sản phẩm công nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách không đạt kế hoạch và đạt thấp so với cùng kỳ, như: Ô tô tải đạt 41% so với cùng kỳ, gạch vicenza đạt 95,1% so với cùng kỳ. Các DN sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng của đối tác nên giá trị chưa cao. Bên cạnh đó, hạ tầng cụm công nghiệp chậm được đầu tư, gây khó khăn cho việc thu hút các DN đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi.

Năm 2018, tỉnh ta đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 91.700 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 1,95 tỷ USD. Theo đánh giá, trong số 32 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có 22 sản phẩm có khả năng hoàn thành và vượt kế hoạch, 3 sản phẩm không hoàn thành kế hoạch. Trong 6 tháng cuối năm, có thêm một số nhà máy sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động, như: Nhà máy Bao bì và Dự án ống nhựa Đại Dương, Nhà máy Bao bì Long Sơn, dây chuyền mới của Nhà máy Sản xuất gạch Vicenza... Do đó, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 khả năng cao sẽ hoàn thành kế hoạch.

Hiện nay, ngành công thương đang tiếp tục bám sát các dự án sản xuất công nghiệp để đề xuất, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh giải quyết khó khăn, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục rà soát các dự án đã đăng ký, đang đầu tư, làm việc với các nhà đầu tư để xác định khó khăn, vướng mắc, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ. Hỗ trợ các dự án chuẩn bị đưa vào sản xuất và dự kiến có sản phẩm tăng thêm trong năm, như: Thủy điện Hồi Xuân, Thủy điện Cẩm Thủy, Nhà máy Sản xuất bao bì Đại Dương, dây chuyền 3 - Nhà máy Gạch men cao cấp Vicenza... Tập trung chỉ đạo các ngành sản xuất có lợi thế lớn, thuận lợi về thị trường tiêu thụ, như: Xi măng, giày, may mặc, vật liệu xây dựng,... để khai thác hết công suất nhà máy. Đồng hành cùng DN trong tháo gỡ khó khăn đối với các mặt hàng như: Bia, thuốc lá bao, ô tô tải, đường kết tinh, phân bón... Tiếp tục hướng dẫn các DN tận dụng tối đa lợi thế do các Hiệp định thương mại đem lại để xuất khẩu sản phẩm. Thường xuyên rà soát để có chỉ đạo kịp thời đối với xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một số lĩnh vực, như: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, giày da về khu vực nông thôn, miền núi; các ngành nghề chế biến nông, lâm sản, công nghiệp phụ trợ ngành may, giày da, ô tô, máy kéo... Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”... để giúp các DN đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]