(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến việc thu hồi nợ xấu, giảm nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của hệ thống tổ chức tín dụng được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả thi hành án đạt được chưa như mong muốn khi tỷ lệ thi hành án còn thấp, số việc, số tiền phải thi hành án còn lớn, tiến độ thi hành án kéo dài.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn, vướng mắc trong thi hành án tín dụng, ngân hàng

Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến việc thu hồi nợ xấu, giảm nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của hệ thống tổ chức tín dụng được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả thi hành án đạt được chưa như mong muốn khi tỷ lệ thi hành án còn thấp, số việc, số tiền phải thi hành án còn lớn, tiến độ thi hành án kéo dài.

Lực lượng chấp hành viên Cục Thi hành án Dân sự tỉnh kiểm kê tài sản liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Theo báo cáo của Cục THADS tỉnh, 6 tháng đầu năm 2018, tổng số việc thi hành án có liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng là 224 việc, tương ứng với số tiền trên 682 tỷ đồng. Tuy nhiên, các đơn vị chỉ mới thi hành xong 19 việc, với số tiền 59 tỷ đồng, số việc còn lại phải thi hành là 205 việc với trên 600 tỷ đồng. Những con số trên cho thấy, số lượng các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng được giải quyết thời gian qua khá ít, số tiền thu hồi thấp, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu thi hành án được giao của tỉnh. Ông Lê Viết Tám, Trưởng Phòng nghiệp vụ Cục THADS tỉnh, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản còn nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng lấy bất động sản là tài sản đã thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, cho vay, có những cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình, quy định; không xác định hiện trạng tài sản, không thẩm định kỹ nguồn gốc, giá trị tài sản hoặc tình trạng một tài sản thế chấp ở nhiều nơi. Do vậy, khi công ty, doanh nghiệp, cá nhân rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tài sản thế chấp không đảm bảo trả nợ vay. Một số bản án, quyết định của tòa án tuyên chưa xác định rõ ràng trong thứ tự xử lý tài sản bảo đảm, nhất là trong việc xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba; chưa phù hợp với nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp. Một số trường hợp nội dung về tài sản bảo đảm trong bản án, quyết định của tòa án tuyên không còn phù hợp với hiện trạng tài sản tại thời điểm tổ chức thi hành án. Thêm vào đó, những năm gần đây, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng nên rất khó phát mại, bán đấu giá. Cùng với đó là tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá thi hành án của người dân, nên hầu hết các vụ việc phải đưa ra bán đấu giá nhiều lần mới có người mua. Mặt khác, việc giao tài sản bán đấu giá thành cũng là một khó khăn không nhỏ, có vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng việc tổ chức giao tài sản cho người trúng đấu giá gặp không ít khó khăn do người phải thi hành án tìm mọi cách chống đối không bàn giao tài sản ảnh hưởng đến quá trình chi trả tiền cho ngân hàng. Ngoài ra, một số vụ việc người phải thi hành án là những đơn vị làm ăn thua lỗ đang có nguy cơ phá sản, có trường hợp cơ quan thi hành án đang trong quá trình tiến hành xử lý tài sản để đảm bảo việc thi hành án thì tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản, do đó cơ quan thi hành án phải chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho tòa án xử lý theo quy định của Luật Phá sản và ban hành quyết định đình chỉ việc thi hành án, vì vậy làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết, thi hành vụ việc và để tồn đọng, kéo dài.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng thi hành án đối với các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, bên cạnh việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành pháp luật, các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nắm rõ. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần thẩm định chặt chẽ hồ sơ vay vốn, tăng cường giám sát hoạt động cho vay trước, trong và sau đầu tư của các đơn vị vay vốn kinh doanh. Đối với các vụ án ngân hàng đã kê biên nhưng tài sản chưa bán được, các cơ quan THADS sẽ tiếp tục giảm giá theo quy định, phối hợp với ngân hàng, với UBND xã, thị trấn tìm, giới thiệu người mua tài sản để giải quyết dứt điểm việc thi hành án...


Bài và ảnh: Lê Quốc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]