(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã tạo thêm kênh “tiếp vốn” quan trọng, hiệu quả giúp các doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng với lãi suất hợp lý, là giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như thời điểm hiện nay. Đồng thời, qua chương trình cũng đã nâng cao tính chủ động và trách nhiệm chia sẻ khó khăn với khách hàng của các ngân hàng thương mại; thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu theo đúng chỉ đạo mở rộng đầu tư tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Những năm qua, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã tạo thêm kênh “tiếp vốn” quan trọng, hiệu quả giúp các doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng với lãi suất hợp lý, là giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như thời điểm hiện nay. Đồng thời, qua chương trình cũng đã nâng cao tính chủ động và trách nhiệm chia sẻ khó khăn với khách hàng của các ngân hàng thương mại; thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu theo đúng chỉ đạo mở rộng đầu tư tín dụng an toàn, hiệu quả.

Hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông được ký kết chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để đầu tư mua sắm máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thời gian qua, ngành ngân hàng đã nghiêm túc triển khai các cơ chế, chính sách tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; đồng thời, tổ chức các hội nghị đối thoại và kết nối ngân hàng với khách hàng nhằm kịp thời nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ về vốn, lãi suất... tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức tín dụng tập trung xác định rõ mục tiêu kinh doanh của đơn vị, trong đó chú trọng quan tâm đến chỉ tiêu tín dụng cho vay doanh nghiệp và định mức cụ thể cho từng cán bộ tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, tích cực củng cố, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp thị, mở rộng quan hệ thanh toán và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại... nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp vay. Chủ động tìm kiếm khách hàng đáp ứng các điều kiện tham gia chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, như: Doanh nghiệp mới, doanh nghiệp có uy tín, có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng... để cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Là đơn vị tiên phong thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt nhu cầu vốn, kịp thời cung cấp nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp được Agribank Bắc Thanh Hóa ký kết chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Cẩn Hoa ở phường Tào Xuyên và Công ty CP Công nông nghiệp hiện đại Tiến Nông ở phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa... với nguồn vốn trung, dài hạn gần 100 tỷ đồng để đầu tư mua sắm máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tính đến hết ngày 31-3, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng với 101 doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi từ chương trình. Qua theo dõi chất lượng tín dụng, các ngân hàng đều đánh giá các doanh nghiệp tham gia chương trình sử dụng vốn vay hiệu quả, không có nợ xấu phát sinh. Các hợp đồng ký kết và giải ngân đều được các doanh nghiệp đánh giá cao, giúp các đơn vị từng bước phục hồi, đẩy mạnh và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp vào thời điểm này, NHNN Thanh Hóa đã yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến dịch bệnh để chủ động tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Thanh An, Giám đốc NHNN Thanh Hóa cho biết: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu có dịch COVID-19, NHNN Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn khẩn trương rà soát các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn để xây dựng chương trình cụ thể; chủ động cân đối nguồn vốn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, trực tiếp làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng của dịch bệnh; chỉ đạo các đơn vị kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu; giảm lãi vay các khoản cho vay mới để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.

Tính đến ngày 3-4, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn đã hỗ trợ, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho hơn 200 khách hàng, trong đó có hơn 60 doanh nghiệp, 150 hộ sản xuất, kinh doanh với dư nợ gần 1.000 tỷ đồng. Hiện, NHNN Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 01 của NHNN Việt Nam để kịp thời triển khai hỗ trợ; chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí dịch vụ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm việc hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16-3-2020 của NHNN Việt Nam về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm, của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô giảm từ 7,0%/năm xuống 6,5%/năm; triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về các gói hỗ trợ của ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]