(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn (TPAT); các địa phương đều đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, thủ tục và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức về kinh doanh TPAT cho các chủ cửa hàng..., góp phần tăng cường nguồn cung và từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ TPAT của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn (TPAT); các địa phương đều đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, thủ tục và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức về kinh doanh TPAT cho các chủ cửa hàng..., góp phần tăng cường nguồn cung và từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ TPAT của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao xã Tế Lợi (Nông Cống).

Cụ thể, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định, chỉ thị, kế hoạch và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh; ban hành các chương trình, kế hoạch về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) hàng năm; văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về ATTP; tập trung hướng dẫn xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATTP như: chuỗi cung ứng TPAT, cơ sở giết mổ ATTP, chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp TCVN 11856:2017, cửa hàng kinh doanh TPAT, bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP, xã ATTP; hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm, quy định trách nhiệm quản lý ATTP của ban nông nghiệp xã, tổ giám sát cộng đồng thôn/bản/phố, tổ giám sát ATTP tại chợ; đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý ATTP trên địa bàn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác bảo đảm ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành; giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm ATTP cho UBND xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình về đảm bảo ATTP; nhiều địa phương đã ban hành chỉ thị về công tác đảm bảo ATTP, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, chuyên đề về ATTP để tập trung chỉ đạo thực hiện. UBND các xã, phường, thị trấn đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý ATTP, ban nông nghiệp xã hoặc đơn vị đầu mối, tổ giám sát ATTP thôn/bản/phố, tổ giám sát ATTP tại chợ; triển khai xây dựng các mô hình về bảo đảm ATTP trên địa bàn.

Ông Lê Xuân Phùng, Chủ tịch UBND xã Trung Chính (Nông Cống), cho biết: Để triển khai thực hiện nhiệm vụ, đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết về lãnh đạo công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn xã; kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP. Đồng thời, tổ chức hội nghị phân công các nhóm tiêu chí, các chuỗi giá trị TPAT... đến từng đoàn thể, cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn, ban quản lý chợ, các tổ giám sát cộng đồng thôn và triển khai xuống người dân để thực hiện. Cùng với việc rà soát và tổ chức ký cam kết bảo đảm vệ sinh ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã còn thành lập tổ giám sát, định kỳ lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra các loại chất cấm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các tiêu chí về ATTP. Đặc biệt là tổ chức cho các hộ kinh doanh buôn bán thực phẩm tập huấn các kiến thức về TPAT để triển khai thực hiện. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình chuỗi TPAT, lò giết mổ tập trung, chợ TPAT, cửa hàng kinh doanh TPAT, bếp ăn tập thể an toàn cũng được địa phương chú trọng, quan tâm tháo gỡ để tổ chức thực hiện.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu ATTP được giao tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 3-1-2020 của UBND tỉnh, ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khảo sát, đánh giá, lựa chọn các đơn vị đáp ứng yêu cầu để triển khai xây dựng 3 chuỗi cung ứng TPAT, gồm: 1 chuỗi rau quả, 1 chuỗi thịt gia súc, gia cầm và 1 chuỗi thủy sản. Sở Công Thương đang khảo sát, đánh giá tại các chợ: chợ Giắt (huyện Triệu Sơn), chợ Chuối (huyện Nông Cống), chợ Còng (huyện Tĩnh Gia), chợ Lèn (huyện Hà Trung) để triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định tại TCVN 11856:2017. Sở Y tế đã tổ chức xây dựng, hướng dẫn, thẩm tra và tổ chức công nhận 8/27 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý (đạt 30% kế hoạch).

UBND cấp huyện đang chỉ đạo xây dựng 218/229 chuỗi cung ứng TPAT, sản lượng thực phẩm trên tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi ước đạt 57.995/443.355 tấn; 235/251 cơ sở giết mổ đáp ứng quy định về ATTP; 201/221 chợ kinh doanh thực phẩm; 106/98 cửa hàng kinh doanh TPAT, trong đó có 8 cửa hàng đã hoàn thành xây dựng; 72/63 bếp ăn tập thể đáp ứng quy định về ATTP. Toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 295/296 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP; trong đó có 60 xã đạt 4/4 tiêu chí; 118 xã đạt 3/4 tiêu chí; 78 xã đạt 2/4 tiêu chí và 39 xã đạt 1/4 tiêu chí. Đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh đi đầu cả nước trong việc nhân rộng các mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP của Bộ Công Thương với 164 chợ được đánh giá, công nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017. Việc xây dựng mô hình chợ đảm bảo ATTP đã góp phần đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời, nâng cao chất lượng công tác quản lý của ban quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của ngành chức năng trong lĩnh vực ATTP.

Tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu, đến năm 2020 có 50% thực phẩm được tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng TPAT có xác nhận; 100% chợ, cửa hàng TPAT đáp ứng các quy định về ATTP. Để đạt được mục tiêu đó, hiện các sở, ngành, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình chợ, cửa hàng TPAT, siêu thị mini tại các huyện, thị xã, thành phố; tích cực triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh TPAT. UBND tỉnh cũng vừa có công văn về việc tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm theo chỉ tiêu đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 3-1-2020; đồng thời, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo duy trì đối với các chợ đã hoàn thành tiêu chí và xử lý, xóa bỏ các chợ tự phát trên địa bàn quản lý. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương, kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài Và Ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]